1. Điều kiện của sự tha thứ tội lỗi
9 Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn. (2 Phi-e-rơ 3:9)
30 Vậy thì, Đức Chúa Trời đã bỏ qua các đời ngu muội đó, mà nay biểu hết thảy các người trong mọi nơi đều phải ăn năn,31 vì Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, bởi Người Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên hạ… (Công-vụ Các Sứ Đồ 17:30-31)
46 Ngài phán: Có lời chép rằng Đấng Christ phải chịu đau đớn dường ấy, ngày thứ ba sẽ từ kẻ chết sống lại,47 và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem. (Lu-ca 24:46-47)
38 Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. Công vụ 3:38
2. Sự ăn năn là gì?
Danh từ metanoia vàđộng từ metanoeo. Meta nghĩa là sau. Noeo nghĩalà hiểu biết, nhận biết, suy nghĩ (tâm trí). Như vậy từ mang ý nghĩa căn bản là “nhận biết sau” theo nghĩa là xem xét lại hay suy nghĩ lại một hành động quá khứ hay ý tưởng. Thực chất sự ăn năn là một sự thay đổi của tâm trí, một đổi hướng từ một thái độ hay quan điểm này sang một cái khác. Đặc biệt nó là một sự thay đổi tâm trí hay thái độ hướng về tội lỗi.
a. Căm ghét tội lỗi
Thay vì chúng ta yêu mến nó, chúng ta ghét nó.
Có người ghét sự trừng phạt của tội lỗi chứ không phải tội lỗi, thì đây không phải là ăn năn. Do đó họ có thể cố tránh việc phạm tội, nhưng họ vẫn hư mất. Vì họ vẫn tiếp tục yêu quí tư tưởng tội lỗi trong lòng họ. Nhưng người được cứu (ăn năn) khinh miệt tội lỗi bởi vì Đức Chúa Trời cũng nhìn tội lỗi như vậy.
b. Sự hối hận – đau thương thống hối
17 Của lễ đẹp lòng Ðức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Ðức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu. (Thi Thiên 51:17)
8 Dầu nhân bức thơ tôi, đã làm cho anh em buồn rầu, thì tôi chẳng lấy làm phàn nàn; mà nếu trước đã phàn nàn (vì tôi thấy bức thơ ấy ít nữa cũng làm cho anh em buồn rầu trong một lúc),9 nay tôi lại mừng, không phải mừng về sự anh em đã phải buồn rầu, song mừng về sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải. Thật, anh em đã buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, đến nỗi chưa chịu thiệt hại bởi chúng tôi chút nào.10 Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết.11 Vậy, hãy xem, sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự ân cần trong anh em là dường nào! Lại có sự chữa chối, buồn giận, răn sợ, sốt sắng, nôn nả, trách phạt là dường nào! Anh em đã tỏ ra cho ai nấy đều biết rằng mình vốn là thanh sạch trong việc đó. (2 Cô-rinh-tô 7:7-11)
c. Đổi hướng
6 Vậy nên, hãy nói cùng nhà Y-sơ-ra-ên rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hãy trở lại, xây bỏ thần tượng các ngươi, xây mặt khỏi mọi sự gớm ghiếc của các ngươi. (Ê-xê-chi-ên 14:6)
21 Song nếu kẻ dữ xây bỏ hết thảy tội mình đã phạm, nếu nó giữ mọi luật lệ ta, và nếu nó làm theo luật pháp và hiệp với lẽ thật, chắc thật nó sẽ sống và không chết đâu. (Ê-xê-chi-ên 18:21)
30 Vậy nên Chúa Giê-hô-va phán rằng: Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, ta sẽ đoán xét các ngươi, mỗi người theo việc làm của nó. Hãy trở lại và xây bỏ mọi sự phạm pháp của các ngươi; vậy thì sự gian ác không trở nên cớ hư nát cho các ngươi. (Ê-xê-chi-ên 18:30)
32 Chúa Giê-hô-va phán rằng: Thật vậy, ta không vui đâu về sự chết của kẻ phải chết, vậy các ngươi hãy xây lại, mà được sống! (Ê-xê-chi-ên 18:32)
7 Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Ðức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Ðức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào. (Ê-sai 55:7)
12 Hãy đi, xây về phía bắc, rao lên những lời nầy: Ðức Giê-hô-va phán: Hỡi Y-sơ-ra-ên bội nghịch; hãy trở về! Ta sẽ không lấy nét mặt giận nhìn ngươi đâu, vì ta hay thương xót; ta chẳng ngậm giận đời đời, Ðức Giê-hô-va phán vậy. (Giê-rê-mi 3:12)
22 Hỡi con cái bội nghịch, hãy trở lại! Ta sẽ chữa sự bội nghịch cho. Các ngươi nói rằng: Nầy, chúng tôi về cùng Ngài, vì Ngài là Giê-hô-va Ðức Chúa Trời chúng tôi. (Giê-rê-mi 3:22)
15 Hỡi các bạn, sao làm điều đó? Chúng ta chỉ là loài người, giống như các ngươi; chúng ta giảng Tin lành cho các ngươi, hầu cho xây bỏ các thần hư không kia, mà trở về cùng Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật trong đó.(i) (Công-vụ Các Sứ Đồ 14:15)
Các ngươi nghĩ làm sao? Một người kia có hai đứa con trai; nói cùng đứa thứ nhứt, mà rằng: Con ơi, bữa nay con hãy ra làm vườn nho. Ðứa ấy thưa rằng: Vâng; rồi không đi. Ðoạn, người cha đi đến đứa thứ hai, cũng bảo như vậy. Ðứa nầy thưa rằng: Tôi không muốn đi. Nhưng sau ăn năn, rồi đi. Trong hai con trai đó, đứa nào làm theo ý muốn của cha? Họ đáp rằng: Ðứa thứ hai. … Mathiơ 21:28-31
Chúng ta thấy đứa thứ hai đã nói là không đi tức có ý không muốn đi nhưng sau lại ăn năn có nghĩa là hành động đổi ý, rồi đi.
Xem thêm Công vụ 26:18; 9:35; 11:21
Khi nói về sự ăn năn như là xoay khỏi tội lỗi không có nghĩa là chính sự ăn năn bao gồm sự thay đổi thật sự của lối sống hay sự cải thiện của cuộc sống. Đức tin không bao gồm sự vâng phục thì sự ăn năn cũng như vậy. Việc đổi hướng hình thành sự ăn năn xảy ra trong tấm lòng, và nó dẫn tới sự thay đổi đời sống, như trong Ma-thi-ơ 3:8 và Công vụ 26:20.
Hối cải hay ăn năn có nghĩa là từ bỏ việc đang làm, đường đang đi, lối sống đang có. Ví dụ về người con trai cho ta thấy sự ăn năn.
Đánh đồng sự ăn năn là điều của sự cứu rỗi với sự thay đổi mà kết quả từ sự ăn năn là thỏa hiệp ân điển và đó là tương đồng với sự cứu rỗi bởi việc làm.
3. Vì sao sự ăn năn là điều kiện
a. Bản chất sự cứu rỗi đòi hỏi nó.
Cứu khỏi cái gì? Tội lỗi. Chúng ta không thể được cứu khỏi tội lỗi mình trong khi chúng ta vẫn còn nắm giữ nó trong lòng mình. Khi đối mặt với tin lành một người phải chọn giữa tội lỗi và sự cứu rỗi. Người đó phải chọn cái này và cự tuyệt cái kia. Sự cự tuyệt tội lỗi là bản chất của sự ăn năn.
b. Bản chất đức tin cứu rỗi đòi hỏi nó.
Chúng ta không thể chấp nhận một cách thật lòng những gì Đức Chúa Jêsus Christ đã làm cho chúng ta trên cây thập tự mà không ghét tội lỗi đã đặt Ngài lên đó. Mỗi một tội cũng như mỗi một cây đinh vào tay chân của cứu Chúa chúng ta. Nếu chúng ta có thái độ đúng đắn về Đức Chúa Jêsus Christ và thập tự giá (nghĩa là đức tin), chúng ta không thể nào mà không có thái độ đúng đắn về tội.
Đức tin bao gồm việc tin Ngài là Chúa. Chấp nhận Ngài là Chúa đòi hỏi sự cự tuyệt tội lỗi. Bởi vì chúng ta không thể làm tội mọi cho tội lỗi và cho Đấng Christ cùng một thời điểm (Rô-ma 6:15-22; Ma-thi-ơ 6:24)
4. Đức tin và ăn năn
Đức tin là phương tiện duy nhất bởi qua nó mà con người được cứu bởi ân điển. Nhưng nó không phải là điều kiện duy nhất cho việc nhận sự cứu rỗi. Mọi phương tiện là điều kiện nhưng không phải tất cả mọi điều kiện là phương tiện.